Hà Nội
Thứ Bảy, 03/05/2025
26.5 oC

Đền Kim Liên dấu ấn văn hoá Hà Nội


Đền Kim Liên hay còn gọi là đền Cao Sơn trở là một hiện tượng đặc biệt về Hà Nội xưa. Đền vừa đánh dấu mốc giới phía nam Kinh thành thời cổ, đồng thời tượng trưng cho sự canh giữ, bảo vệ Kinh thành. Cùng với thần Long Đỗ ở đền Bạch Mã, thần Trấn Vũ ở đền Quán Thánh, thần Linh Lang ở đền Thủ Lệ hợp thành “Thăng Long tứ trấn”.

Theo ông Phạm Gia Ngọc, cán bộ phụ trách văn hóa phường Phương Liên thì đền Kim Liên có từ trước khi vua Lý Thái Tổ định đô về Thăng Long. Đền thờ thần Cao Sơn và hai nữ thần phối hưởng (Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ Minh phu nhân). Lúc đầu chỉ là ngôi đền nhỏ, đến thời vua Lê Tương Dực đền được xây dựng to đẹp, bề thế hơn.



Đền Kim Liên : Linh thiêng cổ kính ngôi đền Tứ Trấn Thăng Long xưa



Trải qua thời gian, đền đã được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Trước năm 2000 đền chỉ còn lại tòa hậu cung gồm 3 gian do nhiều lần bị hỏa hoạn. Nhân dịp kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội (năm 2000) đền đã được đại trùng tu. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Kim Bình, người cao tuổi ở phường Phương Liên thì về cơ bản đền vẫn mang dáng dấp cũ. Từ kết cấu cho đến các mảng chạm khắc trong đền vẫn được giữ nguyên trạng.

Kiến trúc chính của đền Kim Liên nằm trên gò cao, bao gồm tam quan và đền thờ thần. Trong hệ thống Tứ trấn Thăng Long không nơi nào có được tòa Phương đình đẹp và đặc biệt như Phương đình của trấn Nam Thăng Long. Phương đình đền Kim Liên cũng chính là nơi thờ tự quan Văn, quan Võ như tất thảy các hệ thống công trình tôn giáo tín ngưỡng khác của Việt Nam. Điểm đặc biệt của tòa Phương đình này ngoài hai đôi Nghê trên trụ mái rất cổ, còn ở nét kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng còn lưu giữ được khá rõ nét những mạch vữa từ thuở đầu xây dựng. Phía đốc nhà Phương đình là hình hổ phù rất độc đáo.



Đền chính có kết cấu hình chữ đinh gồm bái đường và hậu cung. Trong hậu cung đặt 2 long ngai và 10 pho tượng từ điện Mẫu của chùa Kim Liên ở cạnh đưa tới. Gian cuối cùng của hậu cung là nơi thờ Cao Sơn đại vương và hai nữ thần phối hưởng là Tôn nữ Động Hồ Trưng Vương (công chúa con gái vua Lê) và Huệ minh phu nhân. Long ngai thờ thần Cao Sơn có kích thước lớn, chạm khắc tinh vi, được làm theo kiểu chân quì dạ cá, các lớp trên chạm thủng hoa dây, là một hiện vật quý, hiếm.


Có thể nói đền Kim Liên đã chứng kiến sự hình thành và phát triển của kinh thành Thăng Long xưa. Đền vừa tạo dựng việc đánh dấu mốc giới phía nam Kinh thành thời cổ, đồng thời tượng trưng cho sự canh giữ, bảo vệ cho Kinh thành. Đền mang uy danh của thần Cao Sơn nên lễ hội rất náo nhiệt.

Với kiến trúc độc đáo và lễ hội đầy màu sắc, đền (đình) Kim Liên đang lưu giữa những giá trị văn hóa, lịch sử vô giá. Đó chính là chiếc cầu nối truyền thống ngàn năm của Kinh Đô Thăng Long xưa truyền lại tới Hà Nội hôm nay.


H.Anh ( Di tích Thăng Long Hà Nội)

Bài viết cùng thể loại

Người trao chìa khóa Thành Đại La cho Lý Công Uẩn
Người trao chìa khóa Thành Đại La cho Lý Công Uẩn Thái sư Lưu Cơ là một trong những khai quốc công thần của Đinh Bộ Lĩnh, có công dẹp loạn 12 sứ quân và phò tá hai...
Ai khai sinh ra Thành Đại La?
Ai khai sinh ra Thành Đại La? Lần theo những chi tiết ghi trong sử sách kết hợp với những tài liệu mới nhất về cổ địa chất, chúng ta có thể hình...
Chùa Một Cột - Ngôi chùa biểu tượng  cho văn hóa  của Hà Nội
Chùa Một Cột - Ngôi chùa biểu tượng cho văn hóa của Hà Nội Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc độc nhất ở Việt Nam mà đồng thời còn là biểu tượng văn...
Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các...
Ô Quan Chưởng - Cửa ô duy nhất còn lại của Kinh thành Thăng Long
Ô Quan Chưởng - Cửa ô duy nhất còn lại của Kinh thành Thăng Long Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được...
Khám phá quần thể Bích Câu Đạo Quán
Khám phá quần thể Bích Câu Đạo Quán Nằm ở đường Cát Linh (Hà Nội), xưa thuộc phường Bích Câu huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Chỗ đền Bích Câu được dựng...
Đình Tường Phiêu - Nét đẹp đình làng Xứ Đoài
Đình Tường Phiêu - Nét đẹp đình làng Xứ Đoài Là nơi chứa đựng bề dày văn hoá lâu đời, chốn linh thiêng gắn bó với đời sống tinh thần của người dân trên quê hương...
Di tích đặc biệt Quốc gia Đình Đại Phùng
Di tích đặc biệt Quốc gia Đình Đại Phùng Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Ngôi đình thờ Đức Thánh Tích Lịch Hoả Quang Thượng đẳng thần...
Đình Kim Ngân - Ngôi đền của Nghề Kim Hoàn Hà Nội
Đình Kim Ngân - Ngôi đền của Nghề Kim Hoàn Hà Nội Đình Kim Ngân (Hà Nội) là một trong số ít các công trình kiến trúc tiêu biểu còn sót lại trong lòng khu phố cổ Hà...
Chùa Kim Cổ- Di tích lịch sử quận Hoàn Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm)
Chùa Kim Cổ- Di tích lịch sử quận Hoàn Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm) Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn. Di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Đây nguyên thuộc địa...