Hà Nội
Thứ Bảy, 03/05/2025
26.5 oC

Đình Kim Ngân - Ngôi đền của Nghề Kim Hoàn Hà Nội

Đình Kim Ngân (Hà Nội) là một trong số ít các công trình kiến trúc tiêu biểu còn sót lại trong lòng khu phố cổ Hà Nội. Đây cũng là cái nôi của nghề kim hoàn nổi tiếng bậc nhất kinh kỳ xưa.



Đình Kim Ngân (Hà Nội)- cái nôi của nghề kim hoàn nổi tiếng bậc nhất kinh kỳ xưa.

Đình Kim Ngân (Hà Nội) là một công trình kiến trúc cổ được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 15, từ thời Gia Long (đầu thế kỷ 19), những người thợ bạc gốc làng Châu Khê (Hải Dương) ra Thăng Long khá đông, họ cần có nơi sinh hoạt chung nên đã mua đất thờ vọng thành hoàng làng, đất ấy ở thôn Hài Tượng. 

Trong ngõ Hài Tượng hiện còn một ngôi đền mang chữ "Châu Khê vọng từ", thường gọi là Nội Miếu. Họ làm cả nghề kim hoàn và đổi bạc nữa, vì vậy sau khi chiếm Hà Nội thực dân Pháp đã gọi phố Hàng Bạc là "Rue des Changeurs".


Đình có tên chữ "Kim Ngân đình thị" (chợ đình Kim Ngân) vì là nơi buôn bán, trao đổi hàng hoá của nghề thủ công kim hoàn truyền thống. Kim Ngân nghĩa là vàng bạc. Ngôi đình Kim Ngân tuy do người dân gốc Châu Khê tụ cư tại phố Hàng Bạc khởi dựng nhưng vốn để thờ ông Tổ Bách Nghệ – ông Tổ sinh ra mọi nghề chứ không phải thờ người đã mang nghề kim hoàn đến cho Châu Khê.


Đình KIm Ngân số 42 phố Hàng Bạc ( quận Hoàn Kiếm), nơi lưu giữ dấu tích về nghề kim hoàn trên đất Thăng Long


Nghề vàng bạc của làng này vốn do cụ Lưu Xuân Tín làm Thượng thư trong cung được vua Lê Thánh Tông ra lệnh và cấp phương tiện để mở lò đúc tiền bằng bạc nén cho triều đình. Cụ Tín đã mang người làng ra Thăng Long mở một phường nghề riêng, chủ yếu tập trung ở quãng phía tây của phố Hàng Bạc, đến bây giờ vẫn sầm uất vào bậc nhất của Hà Nội.

Đình Kim Ngân còn có tên nôm là đình Dưới để phân biệt với đình Trên tức "Kim Ngân tràng thị" (thuộc số nhà 50 phố Hàng Bạc). Đình Dưới nay mang số nhà 42-44, còn tràng đúc bạc thì ở số 58 Hàng Bạc ngay gần đó. Các giá trị chính mà di tích đình còn bảo lưu được mang ý nghĩa lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật và lịch sử tồn tại phát triển của một phường nghề ở Hà Nội.


Đình Kim Ngân ngày nay đã trở thành điểm du lịch văn hoá thú vị cho các du khách

Ngày nay, Đình Kim Ngân vẫn nằm trên phố Hàng Bạc và được coi là một trong những đình cổ kính, rộng nhất trên địa bàn phố cổ. Đồng thời đình Kim Ngân cũng là một minh chứng về quá trình hình thành, phát triển của các phố nghề tại kinh thành Thăng Long xưa.


Đình Kim Ngân hiện tại có diện tích 575m2, tức là khá lớn so với các ngôi đình khác nằm trong quận Hoàn Kiếm của TP Hà Nội. Diện tích đình bao gồm những công trình cơ bản như: nghi môn, sân, tòa tiền tế, hậu cung.



Lễ hội Đinh Kim Ngân


Về tổng thể, ngôi đình được xây theo kiến trúc truyền thống kiểu chữ "Công" với gỗ và gạch là vật liệu chính. Tiền tế rộng 3 gian, hậu cung 3 gian được giật cấp nâng cao và là hậu cung kép, có sàn thờ và hệ thống vách ngăn riêng biệt. Nối giữa hậu cung và tiền tế là ống muống làm theo kiểu kiến trúc 2 tầng mái, mái trên liên kết với tiền tế, mái dưới tạo không gian hở của hai bên và lấy ánh sáng tự nhiên.


Đình Kim Ngân là một trong số ít các công trình kiến trúc tiêu biểu còn sót lại trong lòng khu phố cổ Hà Nội và gần đây đã được chính quyền và nhân dân chung tay phục chế.

Sau khi đưa vào hoạt động, đình không chỉ mở cửa phục vụ nhu cầu tín ngưỡng mà còn trở thành nơi trao đổi chia sẻ kinh nghiệm về nghề, tổ chức các hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian góp phần phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu phố cổ.

Hiện nay, đình Kim Ngân đã trở thành điểm một địa điểm du lịch văn hoá thu hút rất đông khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài. Với lịch sử cùng kiến trúc cổ của ngôi đình, du khách nước ngoài bày tỏ thích thú và ấn tượng" giá trị về mặt văn hóa nơi đây.

Đến với Hà Nội, du khách hãy dành một ngày để dạo quanh những con phố, đến với Đình Kim Ngân trên phố Hàng Bạc để hòa mình vào với không khí kẻ chợ, hiểu thêm bản sắc, văn hóa con người Việt Nam.

H.VY

Bài viết cùng thể loại

Người trao chìa khóa Thành Đại La cho Lý Công Uẩn
Người trao chìa khóa Thành Đại La cho Lý Công Uẩn Thái sư Lưu Cơ là một trong những khai quốc công thần của Đinh Bộ Lĩnh, có công dẹp loạn 12 sứ quân và phò tá hai...
Ai khai sinh ra Thành Đại La?
Ai khai sinh ra Thành Đại La? Lần theo những chi tiết ghi trong sử sách kết hợp với những tài liệu mới nhất về cổ địa chất, chúng ta có thể hình...
Chùa Một Cột - Ngôi chùa biểu tượng  cho văn hóa  của Hà Nội
Chùa Một Cột - Ngôi chùa biểu tượng cho văn hóa của Hà Nội Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc độc nhất ở Việt Nam mà đồng thời còn là biểu tượng văn...
Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các...
Đền Kim Liên dấu ấn văn hoá Hà Nội
Đền Kim Liên dấu ấn văn hoá Hà Nội Đền Kim Liên hay còn gọi là đền Cao Sơn trở là một hiện tượng đặc biệt về Hà Nội xưa. Đền vừa đánh dấu mốc giới phía...
Ô Quan Chưởng - Cửa ô duy nhất còn lại của Kinh thành Thăng Long
Ô Quan Chưởng - Cửa ô duy nhất còn lại của Kinh thành Thăng Long Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được...
Khám phá quần thể Bích Câu Đạo Quán
Khám phá quần thể Bích Câu Đạo Quán Nằm ở đường Cát Linh (Hà Nội), xưa thuộc phường Bích Câu huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Chỗ đền Bích Câu được dựng...
Đình Tường Phiêu - Nét đẹp đình làng Xứ Đoài
Đình Tường Phiêu - Nét đẹp đình làng Xứ Đoài Là nơi chứa đựng bề dày văn hoá lâu đời, chốn linh thiêng gắn bó với đời sống tinh thần của người dân trên quê hương...
Di tích đặc biệt Quốc gia Đình Đại Phùng
Di tích đặc biệt Quốc gia Đình Đại Phùng Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Ngôi đình thờ Đức Thánh Tích Lịch Hoả Quang Thượng đẳng thần...
Chùa Kim Cổ- Di tích lịch sử quận Hoàn Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm)
Chùa Kim Cổ- Di tích lịch sử quận Hoàn Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm) Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn. Di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Đây nguyên thuộc địa...