Hà Nội
Thứ Bảy, 03/05/2025
26.5 oC

Ô Quan Chưởng - Cửa ô duy nhất còn lại của Kinh thành Thăng Long

Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ, là di tích đã được xếp hạng năm 1995.


Qua bao biến động của lịch sử, các cuộc chiến tranh liên miên đã xoá đi nhiều cửa ô của kinh thành Thăng Long xưa. Lần giở lịch sử có thể thấy tên các cửa ô cho đến nay vẫn hiện hữu, trở thành tên địa danh, phố phường như: Quận Cầu Giấy, phường Ô Đống Mác, phường Ô Cầu Dền, phường Ô Chợ Dừa…

Nhắc đến Ô Quan Chưởng, hẳn không ít người biết cửa ô này còn có tên khác là Ô Đông Hà, được xây dựng vào thời vua Lê Hiển Tông (1749). Cửa ô này nằm ở phía Đông của kinh thành Thăng Long, cách bến sông Hồng xưa chỉ khoảng 80 mét nên thuận lợi cho việc đi lại, buôn bán từ các vùng khác với kinh thành.

Đến ngày nay, Ô Quan Chưởng vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc ban đầu là vọng lâu với cửa chính ở giữa và 2 cửa phụ 2 bên. Cổng cao 3m, vọng lâu với kiểu mái uốn cong được đặt trên tầng 2, có lan can bao quanh.

Ô Quan Chưởng mang trong mình nhiều huyền thoại. Điều này hẳn nhiên đúng. Những tích xưa, chuyện cũ của Ô Quan Chưởng cũng muôn hình vạn trạng. Giở lại lịch sử thì có vài giả thuyết về cái tên Ô Quan Chưởng này nhưng có lẽ giả thuyết về một viên Chưởng cơ cùng với những nghĩa sĩ của mình đã chiến đấu anh dũng chống lại quân Pháp trong đợt đánh vào thành Hà Nội năm 1873 được nhiều người đồng tình nhất.



Ô Quan Chưởng cửa ô duy nhất còn lại của Kinh Thành Thăng Long xưa đến nay đã hơn 200 tuổi.

Vị Chưởng cơ này cùng với khoảng một trăm đồng đội đã quyết chiến đấu đến cùng. Sau vì đuối thế, vị Chưởng cơ bị bắt, bị chém ngay trước cửa ô. Nhân dân tiếc thương, từ đó gọi tên cửa ô này bằng cái tên mới Ô Quan Chưởng để ghi nhớ sự hy sinh lẫm liệt của người con trung dũng.

Xưa là vậy, giờ Ô Quan Chưởng đã bạc màu thời gian. Ô Quan Chưởng làm nơi ngắm nhìn Hà Nội trọn một ngày. Dưới mái vòm Ô Quan Chưởng, 24 giờ nơi cửa ô tựa như một lát cắt nhỏ trong nhịp sống hối hả của người Hà Nội và những người dân tứ xứ đang tất tả mưu sinh ở đất Hà thành. Giữa nhịp sống đô thị hối hả, ở Ô Quan Chưởng nét phôi pha của thời gian vẫn còn được giữ lại.

Dễ thấy, những buổi chiều muộn đi qua cửa ô như thấy một lớp bụi thời gian đã phủ lấp ở nơi này. Những viên gạch xây tường có chỗ đã đỏ lậm vì sương gió. Không ít kẽ gạch thỉnh thoảng lấm chấm màu xanh của những cây dương xỉ bám vào. Phố Ô Quan Chưởng giờ vẫn là một trong những lối đi từ phía tả ngạn sông Hồng vào trong nội thành. Con phố giản dị, có phần yên bình vì có nhiều bóng cây và ở cuối phố vẫn là cửa ô xưa cũ của kinh thành.

M.Anh

Bài viết cùng thể loại

Người trao chìa khóa Thành Đại La cho Lý Công Uẩn
Người trao chìa khóa Thành Đại La cho Lý Công Uẩn Thái sư Lưu Cơ là một trong những khai quốc công thần của Đinh Bộ Lĩnh, có công dẹp loạn 12 sứ quân và phò tá hai...
Ai khai sinh ra Thành Đại La?
Ai khai sinh ra Thành Đại La? Lần theo những chi tiết ghi trong sử sách kết hợp với những tài liệu mới nhất về cổ địa chất, chúng ta có thể hình...
Chùa Một Cột - Ngôi chùa biểu tượng  cho văn hóa  của Hà Nội
Chùa Một Cột - Ngôi chùa biểu tượng cho văn hóa của Hà Nội Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc độc nhất ở Việt Nam mà đồng thời còn là biểu tượng văn...
Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các...
Đền Kim Liên dấu ấn văn hoá Hà Nội
Đền Kim Liên dấu ấn văn hoá Hà Nội Đền Kim Liên hay còn gọi là đền Cao Sơn trở là một hiện tượng đặc biệt về Hà Nội xưa. Đền vừa đánh dấu mốc giới phía...
Khám phá quần thể Bích Câu Đạo Quán
Khám phá quần thể Bích Câu Đạo Quán Nằm ở đường Cát Linh (Hà Nội), xưa thuộc phường Bích Câu huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Chỗ đền Bích Câu được dựng...
Đình Tường Phiêu - Nét đẹp đình làng Xứ Đoài
Đình Tường Phiêu - Nét đẹp đình làng Xứ Đoài Là nơi chứa đựng bề dày văn hoá lâu đời, chốn linh thiêng gắn bó với đời sống tinh thần của người dân trên quê hương...
Di tích đặc biệt Quốc gia Đình Đại Phùng
Di tích đặc biệt Quốc gia Đình Đại Phùng Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Ngôi đình thờ Đức Thánh Tích Lịch Hoả Quang Thượng đẳng thần...
Đình Kim Ngân - Ngôi đền của Nghề Kim Hoàn Hà Nội
Đình Kim Ngân - Ngôi đền của Nghề Kim Hoàn Hà Nội Đình Kim Ngân (Hà Nội) là một trong số ít các công trình kiến trúc tiêu biểu còn sót lại trong lòng khu phố cổ Hà...
Chùa Kim Cổ- Di tích lịch sử quận Hoàn Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm)
Chùa Kim Cổ- Di tích lịch sử quận Hoàn Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm) Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn. Di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Đây nguyên thuộc địa...