Hà Nội
Thứ Bảy, 03/05/2025
26.5 oC

Di tích đặc biệt Quốc gia Đình Đại Phùng

Đình Đại Phùng thuộc thôn Đại Phùng, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội là một trong những ngôi đình cổ, có quy mô lớn ở Việt Nam.


Ngày 15/2/2025, tức 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ,huyện Đan Phượng tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt đình Đại Phùng.



Đình Đại Phùng được xây dựng vào nửa cuối thế kỷ XVII. Ngôi đình thờ Đức Thánh Tích Lịch Hoả Quang Thượng đẳng thần và tướng quân Vũ Hùng người có công dẹp giặc dưới thời nhà Trần ở thế kỷ XIV.


Đình Đại Phùng có từ thời vua Trần Nghệ Tông (Hoàng đế thứ 8 nhà Trần, trị vì năm 1370 - 1372). Đình thờ vọng thiên thần Tích Lịch Hỏa Quang (Ánh sáng lửa của tia chớp), tức là Pháp Điện (một trong tứ pháp: pháp vân, pháp vũ, pháp lôi và pháp điện), ngài được cả tổng Phùng xưa tôn thờ thành hoàng (gồm 8 làng: Đại Phùng, Đông Khê, Đoài Khê, Phượng Trì, Tháp Thượng, Thụy Ứng, Thu Quế và Thuận Thượng); và thờ tướng Vũ Hùng (nhân thần) - vị tướng đã có công dẹp giặc rợ đời vua Trần Nghệ Tông. Ông được nhà Trần truy tặng danh hiệu: Trần triều Trung quân Ngã Bốn, Vũ Hùng Đại Vương.

Làng Đại Phùng là nơi ông đã từng đóng quân. Nhớ ơn ông, dân làng lập đền thờ, lấy ngày 18 tháng Giêng âm lịch làm ngày hóa của thành hoàng làng Đại Phùng. Xung quanh đình còn nguyên những tên gọi: Ao Đồn, Nha Môn, Ngõ Phủ, Xóm Cừ



Tác phẩm điêu khắc tại Đình Đại Phùng được đánh giá là xuất sắc, tinh xảo



Khu di tích nằm ở trung tâm làng Đại Phùng, trên một khuôn viên rộng 2.542m2 ở vị trí thoáng đẹp, trông theo hướng Tây. Kiến trúc Đình Đại Phùng gồm ba hạng mục chính là tiền tế, đại bái và hậu cung; đầu hồi phía phải là một giếng cổ, nguồn nước đá ong bốn mùa trong xanh.

Đình Đại Phùng là di tích đặc biệt độc đáo ở chỗ toàn bộ cấu kiện nguyên thuỷ được làm bằng gỗ xoan với mái lớn, thân thấp, phù hợp với cả không gian, khí hậu, hoàn cảnh, cho thấy đây là một sáng tạo của cư dân địa phương. Kết cấu ngôi đình theo kiểu “chồng giường - giá chiêng - hạ kẻ” với 6 hàng chân, toàn bộ ngôi đình có 64 cột, đường kính cột lớn nhất trên 0,6m.


Giá trị lớn nhất ở đình Đại Phùng chính là trang trí kiến trúc còn giữ nguyên giá trị điêu khắc nghệ thuật thế kỷ XVII, các mảng chạm khắc dày đặc với gần 1.000 hoạ tiết có giá trị văn hoá nghệ thuật cao.

Nghệ thuật tạo hình ở đình Đại Phùng đạt đến trình độ rất cao hiếm thấy ở nước ta nói chung, thế kỷ XVII nói riêng. Ở nơi đây, nghệ nhân đã thao diễn kỹ thuật một cách điêu luyện dưới dạng chạm bong, lộng với rất nhiều đề tài và bố cục sống động, phản ánh đời sống xã hội đương thời. Tiêu biểu như hình tượng “Vinh quy bái tổ”, “Mả táng hàm rồng”, “Tiên tắm đầm sen”, “Đấu vật”… các hoạ tiết được chạm khắc hết sức tinh xảo, đậm nét tài hoa của những nghệ nhân.

Nét đặc biệt có một không hai của ngôi đình này là không một chi tiết nào giống nhau, từ họa tiết kẻ liền bẩy bốn góc, kẻ liền bẩy vì chính, đến các đầu dư đầu duôi, xà thượng, các chồng rường, bát đỡ, câu đầu... đều là những tác phẩm nghệ thuật kiệt tác.



Phó Chủ tịch UBND Thành Phố Hà Nội, Vũ Thu Hà trao bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đình Đại Phùng


Ngày 9/12/1966, Thủ tướng Phạm Văn Đồng về dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác cán bộ thủy lợi chuyên toàn miền Bắc do Bộ Thủy Lợi tổ chức tại đình Đại Phùng. Thủ tướng đi thăm di tích, thấy đình Đại Phùng là di sản văn hóa có giá trị đặc biệt, lại đang xuống cấp, Thủ tướng đã đề nghị cấp kinh phí để tu sửa cấp tốc. Đình Đại Phùng cũng là nơi tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ X (ngày 23/10/1970), lần thứ XI (ngày 20/4/1973).

Năm 2010, đình Đại Phùng được tu bổ, tôn tạo tổng thể. Một số cột gỗ xoan được thay thế bằng gỗ lim. Các họa tiết đặc biệt quý hiếm của đình Đại Phùng vẫn được bảo tồn nguyên giá trị vốn có. Việc trùng tu đã đảm bảo kỹ thuật tốt, đảm bảo độ bền vững của ngôi đình. Cũng trong năm 2010, đình Đại Phùng được gắn biển Công trình kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.


Đình Đại Phùng còn là “kho” bảo tồn và lưu trữ một khối di vật phong phú như long ngai bài vị, bát hương, hương án, y môn, cửa võng, bát bửu, kiệu… cùng một số đồ thờ tự có giá trị có niên đại trải dài từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX...

Đình Đại Phùng được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận xếp hàng Di tích quốc gia năm 1991, được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam quyết định và công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1954/QĐ-TTg ngày 31/12/2019. Đình nổi tiếng được biết đến với nghệ thuật kiến trúc gỗ cổ được coi là kinh điển quý hiếm ở Việt Nam.


H.AN

Bài viết cùng thể loại

Người trao chìa khóa Thành Đại La cho Lý Công Uẩn
Người trao chìa khóa Thành Đại La cho Lý Công Uẩn Thái sư Lưu Cơ là một trong những khai quốc công thần của Đinh Bộ Lĩnh, có công dẹp loạn 12 sứ quân và phò tá hai...
Ai khai sinh ra Thành Đại La?
Ai khai sinh ra Thành Đại La? Lần theo những chi tiết ghi trong sử sách kết hợp với những tài liệu mới nhất về cổ địa chất, chúng ta có thể hình...
Chùa Một Cột - Ngôi chùa biểu tượng  cho văn hóa  của Hà Nội
Chùa Một Cột - Ngôi chùa biểu tượng cho văn hóa của Hà Nội Chùa Một Cột không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc độc nhất ở Việt Nam mà đồng thời còn là biểu tượng văn...
Hoàng Thành Thăng Long
Hoàng Thành Thăng Long Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội có diện tích 20ha, bao gồm khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và các...
Đền Kim Liên dấu ấn văn hoá Hà Nội
Đền Kim Liên dấu ấn văn hoá Hà Nội Đền Kim Liên hay còn gọi là đền Cao Sơn trở là một hiện tượng đặc biệt về Hà Nội xưa. Đền vừa đánh dấu mốc giới phía...
Ô Quan Chưởng - Cửa ô duy nhất còn lại của Kinh thành Thăng Long
Ô Quan Chưởng - Cửa ô duy nhất còn lại của Kinh thành Thăng Long Ô Quan Chưởng là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được...
Khám phá quần thể Bích Câu Đạo Quán
Khám phá quần thể Bích Câu Đạo Quán Nằm ở đường Cát Linh (Hà Nội), xưa thuộc phường Bích Câu huyện Quảng Đức, phủ Phụng Thiên. Chỗ đền Bích Câu được dựng...
Đình Tường Phiêu - Nét đẹp đình làng Xứ Đoài
Đình Tường Phiêu - Nét đẹp đình làng Xứ Đoài Là nơi chứa đựng bề dày văn hoá lâu đời, chốn linh thiêng gắn bó với đời sống tinh thần của người dân trên quê hương...
Đình Kim Ngân - Ngôi đền của Nghề Kim Hoàn Hà Nội
Đình Kim Ngân - Ngôi đền của Nghề Kim Hoàn Hà Nội Đình Kim Ngân (Hà Nội) là một trong số ít các công trình kiến trúc tiêu biểu còn sót lại trong lòng khu phố cổ Hà...
Chùa Kim Cổ- Di tích lịch sử quận Hoàn Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm)
Chùa Kim Cổ- Di tích lịch sử quận Hoàn Kiếm ( Quận Hoàn Kiếm) Kim Cổ là tên gọi theo địa danh của thôn. Di tích còn có tên là Đồng Thiên quán, hay đền Kim Cổ. Đây nguyên thuộc địa...