Hà Nội
Thứ Bảy, 03/05/2025
30.6 oC

Vạn Niên Tự - Ngôi chùa cổ hơn ngàn năm tuổi


Chùa Vạn Niên nằm soi bóng bên hồ Tây, thuộc địa phận ấp Quán La, nay là thôn Vệ Hồ của Xuân Tảo Sở, phường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội. Hiện nay trên nóc chùa còn ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên tự” nhưng tên cũ của chùa là Vạn Tuế. 

Theo Thăng Long cổ tích khảo, “chùa ở bờ tây hồ Tây... Lý Thuận Thiên năm thứ 5 (1014), Hữu Nhai tăng thống xin tâu lập giới đàn tại đây, thụ giới cho các tăng đồ. Vua xuống chiếu ban cho. Bấy giờ, danh tăng Lâm Tuệ Sinh, Thảo Đường thời Lý kế thừa trụ trì ở đây”. Như vậy, ngôi chùa này phải được xây từ trước đời Lý. Đến thời Lý, chùa Vạn Niên đã là chốn tùng lâm thị giới cho các tăng đồ và phải là một ngôi chùa lớn có nhiều cao tăng đến trụ trì như Lâm Tuệ Sinh, Biện Tài, đặc biệt là Thảo Đường. Theo sách An Nam chí lược, cao tăng Thảo Đường theo sư phụ đi truyền giáo ở Chiêm Thành, khi vua Lý Thánh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, bắt được sư Thảo Đường đã đưa về làm nô của Tăng Lục. Một lần, Tăng Lục viết ngữ lục để ở bàn rồi có việc ra ngoài, sư Thảo Đường lén lấy sửa lại. Tăng Lục lấy làm lạ về tên nô nên đã tâu lên vua. Và vua đã phong Thảo Đường là quốc sư. Cũng theo sách Nho Phật đạo bách khoa từ điển của Trung Quốc, Thảo Đường là đệ tử của Cao tăng Trọng Hiển núi Tuyết Đậu. Khi được phong quốc sư đời Lý Thánh Tông, Cao tăng Thảo Đường đã truyền bá phép tu Trọng Hiển, giảng hàng trăm phép tắc của sơn môn Tuyết Đậu và chính thức thành lập thiền phái Thảo Đường. Thiền phái Thảo Đường đã được các đời vua thời Lý như Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông ủng hộ, họ không xuất gia nhưng tự coi là đệ tử của thiền phái. Các chùa Hà Nội hiện nay, đặc biệt là các chùa ở Tây Hồ chịu ảnh hưởng rất lớn ở môn phái này, trong đó sư Thảo Đường từng trụ trì cả chùa Trấn Quốc và chùa Vạn Niên. Nhiều nhà nghiên cứu còn cho rằng, Thảo Đường không chỉ dừng lại ở tư tưởng Thiền - Tịnh hợp nhất mà còn là Thiền - Tịnh - Mật hợp nhất (phái Thiền tông, phái Tịnh Độ tông và phái Mật tông).

 

 


Vạn Niên Tự - Ngôi chùa cổ ngàn năm tuổi


Hiện nay, chùa Vạn Niên thờ Phật và bà chúa Liễu Hạnh. Suốt hơn 1.000 năm lịch sử, qua bao thăng trầm, thay đổi, ngôi chùa cũng đã nhiều lần trùng tu. Đến nay, chùa Vạn Niên có phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Mặt bằng chùa bao gồm: tam quan, chùa chính và điện mẫu, ẩn hiện dưới những vòm cây cổ thụ và in bóng xuống hồ Tây. Bộ di vật của chùa gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn được đánh giá là lớn và có giá trị lịch sử - văn hoá nghệ thuật cao được lưu giữ tại chùa. Ngôi cổ tự này cũng là nơi dừng chân của nhiều du khách đến thưởng ngoạn cụm di tích phủ - đền - chùa Hồ Tây của thủ đô ngàn năm tuổi.     

 

   

Bài viết cùng thể loại

Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân
Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường...
Lễ hội đền Và nổi tiếng xứ Đoài
Lễ hội đền Và nổi tiếng xứ Đoài Mảnh đất trung tâm của xứ Đoài xưa có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và đậm đặc những lễ hội. Hằng năm, trên...
Nhà tù Hỏa Lò - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng
Nhà tù Hỏa Lò - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng Nhà tù Hỏa Lò là một địa danh nổi tiếng bởi từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong Chiến...
Đền Ngọc Sơn - Biểu tượng văn hóa Cổ Kính giữa lòng Thủ Đô
Đền Ngọc Sơn - Biểu tượng văn hóa Cổ Kính giữa lòng Thủ Đô Hà Nội, thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp lịch sử và văn hóa mà còn là nơi tập...
Làng Bá Dương Nội : Nơi lưu giữ chơi diều truyền thống
Làng Bá Dương Nội : Nơi lưu giữ chơi diều truyền thống Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa, làng Bá Dương Nội là ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, thuộc xã Hồng Hà,...
Đặc sắc lễ hội Làng Keo xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội
Đặc sắc lễ hội Làng Keo xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội Thôn Giao Tất (có tên nôm là làng Keo), khi mới ra đời còn có tên là Cổ Giao thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ...
Hội thề Trung Hiếu : Nét văn hoá đặc sắc, độc đáo Thăng Long
Hội thề Trung Hiếu : Nét văn hoá đặc sắc, độc đáo Thăng Long Nét đặc sắc của Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian,...
Xẩm , hồi sinh giữa đất Hà Thành
Xẩm , hồi sinh giữa đất Hà Thành Từ một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo bị thất truyền, nhờ đam mê và sự cố gắng không mệt mỏi của những...
Nhà hát lớn - kiến trúc và lịch sử
Nhà hát lớn - kiến trúc và lịch sử Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên Quảng trường Cách mạng tháng...
Đình Đồng Lạc và con đường tơ lụa hàng Đào
Đình Đồng Lạc và con đường tơ lụa hàng Đào Giữa con phố buôn bán sầm uất, đình Đồng Lạc như một nốt lặng xen lẫn cổ xưa và hiện đại. Bước vào không gian của...