Hà Nội
Thứ Bảy, 03/05/2025
30.6 oC

Nhà tù Hỏa Lò - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng

Nhà tù Hỏa Lò hay nhà pha Hỏa Lò do thực dân Pháp xây dựng trên khu đất xưa thuộc làng Hỏa Lò; hiện nay ngụ tại địa chỉ số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Nhà tù Hỏa Lò là một địa danh nổi tiếng bởi từng là nơi giam giữ rất nhiều nhà cách mạng lớn của Việt Nam trong Chiến tranh Đông Dương và phi công Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Địa danh được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch ra quyết định số 1543-QĐ/VH ngày 18/6/1997 công nhận là di tích lịch sử.

Nhà tù được thực dân Pháp xây năm 1896 ở khu đất thuộc làng Hỏa Lò (chuyên làm các loại ấm đất, siêu đất và các loại hoả lò bằng đất, đem bán khắp kinh kỳ) lúc đó là ngoại vi thành phố với quy mô lớn và kiên cố vào loại bậc nhất ở Đông Dương, có tổng diện tích là 12.908 m2. Đây là ngục thất trung ương của cả hai xứ Trung và Bắc Kỳ. Tên tiếng Pháp của nhà tù này là Maison Centrale tiếng Việt là Nhà tù Trung ương, lúc trước thường gọi là Ngục thất Hà Nội.

Nhà tù Hỏa Lò được chia thành bốn khu: A, B, C và D. Khu A và B dành cho phạm nhân đang được cứu xét và phạm nhân nguy hiểm; Khu C giam giữ phạm nhân người Pháp hoặc người ngoại quốc; Khu D là nơi câu cấm phạm nhân bị án tử hình chờ ngày duyệt y hoặc giảm án. Bao quanh nhà tù là một bức tường xây kiên cố bằng đá cao 4m, dày 0,5m, trên cắm mảnh chai và chăng dây điện áp cao thế để ngăn cản tù nhân vượt ngục.

Năm 1899 nhà tù Hỏa Lò xây dựng chưa hoàn thiện, nhưng đã phải đưa vào sử dụng ngay vì việc thực dân Pháp bắt hàng loạt người yêu nước đấu tranh chống lại chúng. Những năm sau đó, nhà tù thường xuyên được cải tạo, sửa chữa, tăng thêm diện tích các phòng giam. Với tính chất là nhà giam, nhà pháp lý, nhà trừng giới, nhà tù Hỏa Lò được thực dân Pháp trang bị hết sức tối tân với các công cụ dùng cho các hình phạt nặng nề và hiểm độc nhất với tù nhân, đặc biệt các tù nhân là những chiến sĩ yêu nước và cách mạng Việt Nam.



Nhà tù Hỏa Lò - Di tích lịch sử nổi tiếng tại Hà Nội


Nơi đây từng giam phần đông là tù phạm chính trị, những người ái quốc chống lại chính quyền thực dân Pháp và số ít là tù thường phạm và tù ngoại kiều. Với những người bị án tối đa 5 năm hoặc án chém thì thực dân Pháp cho giam giữ ở nhà tù Hỏa Lò, còn những người bị kết án từ 5 năm trở lên, thường chuyển đi nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo và một số nhà tù khác.

Tại đây, nhà cầm quyền thực dân cho áp dụng một chế độ nhà tù hà khắc, dùng mọi thủ đoạn cực hình tra tấn, đánh đập dã man và giam cầm hàng vạn lượt chiến sĩ yêu nước và các nhà cách mạng Việt Nam. Nhiều nhà cách mạng đã phải hy sinh, nhưng ý chí cách mạng và tinh thần yêu nước không hề khuất phục. Họ đã biến nhà tù thành trường học, nơi giác ngộ tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng.

Ngày nay, Hỏa Lò chỉ còn lại một phần khoảng hơn 2.000 m2 tiếp giáp đường phố Hỏa Lò được bảo tồn, tôn tạo thành Khu Lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò. Tại khu Lưu niệm này có đài tưởng niệm các chiến sỹ yêu nước, cách mạng đã hy sinh tại nhà tù Hỏa Lò, mô hình tái tạo hình ảnh các chiến sĩ cách mạng trong lao tù, chiếc máy chém mà thực dân Pháp đã dùng để hành quyết các chiến sĩ yêu nước, cách mạng và hệ thống trưng bày nhiều hiện vật, hình ảnh tư liệu quý.

Nhà tù Hỏa Lò vừa là minh chứng về sự hy sinh, chịu đựng gian khổ, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất trước kẻ thù của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam, vừa là bản án tố cáo chế độ nhà tù man rợ của chế độ thực dân Pháp trong thời kỳ đô hộ ở Việt Nam.

Hiện nay, di tích nhà tù Hỏa Lò đã trở thành “địa chỉ đỏ”, nơi giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng tới mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ của Thủ đô và cả nước; nơi thu hút đông khách trong nước và quốc tế đến tham quan, nghiên cứu.


Bài viết cùng thể loại

Vạn Niên Tự - Ngôi chùa cổ hơn ngàn năm tuổi
Vạn Niên Tự - Ngôi chùa cổ hơn ngàn năm tuổi Chùa Vạn Niên nằm soi bóng bên hồ Tây, thuộc địa phận ấp Quán La, nay là thôn Vệ Hồ của Xuân Tảo Sở, phường Xuân La,...
Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân
Hội Gióng - Lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng đánh thắng giặc Ân Sự hấp dẫn của Hội Gióng trước hết phải kể đến ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước, truyền thống võ công, ý chí quật cường...
Lễ hội đền Và nổi tiếng xứ Đoài
Lễ hội đền Và nổi tiếng xứ Đoài Mảnh đất trung tâm của xứ Đoài xưa có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và đậm đặc những lễ hội. Hằng năm, trên...
Đền Ngọc Sơn - Biểu tượng văn hóa Cổ Kính giữa lòng Thủ Đô
Đền Ngọc Sơn - Biểu tượng văn hóa Cổ Kính giữa lòng Thủ Đô Hà Nội, thủ đô nghìn năm văn hiến của Việt Nam, không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp lịch sử và văn hóa mà còn là nơi tập...
Làng Bá Dương Nội : Nơi lưu giữ chơi diều truyền thống
Làng Bá Dương Nội : Nơi lưu giữ chơi diều truyền thống Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội không xa, làng Bá Dương Nội là ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, thuộc xã Hồng Hà,...
Đặc sắc lễ hội Làng Keo xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội
Đặc sắc lễ hội Làng Keo xã Kim Sơn, Gia Lâm, Hà Nội Thôn Giao Tất (có tên nôm là làng Keo), khi mới ra đời còn có tên là Cổ Giao thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ...
Hội thề Trung Hiếu : Nét văn hoá đặc sắc, độc đáo Thăng Long
Hội thề Trung Hiếu : Nét văn hoá đặc sắc, độc đáo Thăng Long Nét đặc sắc của Hội thề Trung hiếu đền Đồng Cổ chính là sự hòa hợp, kết quyện giữa nghi thức cung đình và dân gian,...
Xẩm , hồi sinh giữa đất Hà Thành
Xẩm , hồi sinh giữa đất Hà Thành Từ một loại hình âm nhạc truyền thống độc đáo bị thất truyền, nhờ đam mê và sự cố gắng không mệt mỏi của những...
Nhà hát lớn - kiến trúc và lịch sử
Nhà hát lớn - kiến trúc và lịch sử Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc phục vụ biểu diễn nghệ thuật tọa lạc trên Quảng trường Cách mạng tháng...
Đình Đồng Lạc và con đường tơ lụa hàng Đào
Đình Đồng Lạc và con đường tơ lụa hàng Đào Giữa con phố buôn bán sầm uất, đình Đồng Lạc như một nốt lặng xen lẫn cổ xưa và hiện đại. Bước vào không gian của...